Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Triển khai Đề án bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 522/KH-UBND ngày 8/3/2024 triển khai Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể  quốc gia và DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại  trên địa bàn tỉnh” năm 2024.

Ngay sau lễ đón bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia,
Nghi lễ mời Nàng Hai xuống trần gian tại Lễ hội Nàng Hai xã Tiên Thành (Quảng Hòa).

Với mục tiêu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa một cách bền vững, tạo nguồn lực để phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu văn hóa tại nơi các DSVH phi vật thể được công bố, góp phần chuyển hóa về mặt nhận thức, tạo được sự trân trọng của cộng đồng đối với DSVH, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. 

Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, mang lại nền tảng vững chắc về mặt tinh thần cho nhân dân; tạo niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước, tin tưởng những vấn đề thuộc về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc được Nhà nước bảo vệ. Đồng thời DSVH sẽ được kế tục, duy trì, phát triển và trao truyền cho các thế hệ mai sau. Bảo tồn DSVH gắn với lợi ích cộng đồng; phát huy giá trị DSVH phi vật thể gắn với phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Thực hiện hiệu quả cam kết của Việt Nam đối với UNESCO về bảo vệ DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

 

Trong đó, nghiên cứu, bảo tồn di sản Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành và Nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen (Quảng Hòa); đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động của các cá nhân, cộng đồng trong hoạt động bảo vệ di sản Lễ hội Nàng Hai và Nghề rèn của người Nùng An; tổ chức truyền dạy DSVH phi vật thể trong Danh mục DSVH phi vật thể quốc gia và DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại tại cộng đồng; tổ chức bảo tồn theo hướng “bảo tồn sống”, bảo tồn trong cộng đồng. Cộng đồng dân cư là chủ thể của di sản trực tiếp bảo tồn theo phương thức truyền thống và tạo ra sản phẩm để tạo nguồn thu từ chính di sản truyền thống của các dân tộc.

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể: Xây dựng 2 bộ phim tư liệu tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể di sản Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành và Nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen (Quảng Hòa); xây dựng ấn phẩm giới thiệu về DSVH phi vật thể quốc gia.

Với các nhiệm vụ: Tổ chức khảo sát, hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị Di sản Nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen gắn với phát triển du lịch, nhằm bảo tồn nghề rèn của người Nùng An theo phương thức truyền thống và tạo ra sản phẩm để tạo nguồn thu từ chính di sản truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo ra một sản phẩm du lịch trải nghiệm hấp dẫn, thu hút du khách. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch trình diễn di sản phục vụ nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch. Biên soạn, xây dựng ấn phẩm giới thiệu về di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành; nghi lễ Then Cao Bằng.

 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các các sở, ngành liên quan, huyện Quảng Hòa tham mưu thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch. 

Nguồn Báo Cao Bằng


ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang