Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chương trình xúc tiến điểm đến Non nước Cao Bằng - Xứ sở thần tiên

Chiều 8/12, tại Hà Nội, UBND tỉnh tổ chức Chương trình xúc tiến điểm đến "Non nước Cao Bằng - Xứ sở thần tiên".

Tham dự có các đồng chí: Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; đại diện các bộ, ngành Trung ương; các Tập đoàn, Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch Trung ương và địa phương.

Về phía tỉnh có các đồng chí: Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội Du lịch Non nước Cao Bằng tại Hà Nội năm 2023; lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo các huyện, Thành phố.

Các đại biểu dự chương trình.

Chương trình xúc tiến điểm đến "Non nước Cao Bằng - Xứ sở thần tiên" trong khuôn khổ Ngày hội du lịch Non nước Cao Bằng nhằm tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các giá trị văn hóa bản địa, sản phẩm du lịch mới,đặc sắc của địa phương, qua đó, tăng cường liên kết, hợp tác, kết nối du lịch và tìm kiếm, thu hút các nguồn đầu tư trong lĩnh vực du lịch Cao Bằng.

Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới, có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là công viên thứ 2 ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. 

Là tỉnh hội tụ nhiều yếu tố để hình thành và phát triển một số sản phẩm du lịch có giá trị kinh tế cao như: du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch đô thị, du lịch ban đêm như: phố đi bộ Kim Đồng. Đặc biệt, Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) kỳ vọng sẽ trở thành Khu du lịch kiểu mẫu về du lịch biên giới, du lịch xanh và bền vững.

 

 

 

 
 

 

Cao Bằng có vị trí kinh tế - chính trị quan trọng của vùng Đông Bắc. Tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) được Thủ tướng Chính phủ nhất trí chủ trương đầu tư và đang trong quá trình triển khai, mở ra điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với các trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước, phát triển giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây cũng là cơ hội để ngành du lịch Cao Bằng nắm bắt thời cơ bứt phá và phát triển bền vững. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đạt trên 5 triệu lượt khách, tăng 98% so với giai đoạn 2011 - 2015; doanh thu đạt trên 1.200 tỷ đồng; tăng trưởng du lịch bình quân đạt 25,8%.

Để thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch, những năm qua, tỉnh triển khai một số cơ chế, chính sách, nhằm mời gọi, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho du lịch còn khiêm tốn, chưa tương xứng với nhu cầu, tiềm năng; chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các điểm, khu du lịch trọng điểm của tỉnh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế; nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng.

Chương trình xúc tiến điểm đến “Non nước Cao Bằng - Xứ sở thần tiên” được tổ chức là sự tiếp nối các hoạt động thúc đẩy xúc tiến, quảng bá của tỉnh, thể hiện nỗ lực vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển ngành du lịch tỉnh Cao Bằng nói riêng, cả nước nói chung.

Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đề nghị: Cao Bằng cần tiếp tục phát huy các sản phẩm, chương trình, tuyến, điểm du lịch hiện có; đồng thời, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc; chú trọng phát triển các chuỗi sản phẩm liên huyện, liên tỉnh mới, tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch qua biên giới; xây dựng các gói kích cầu du lịch có chất lượng, có tính cạnh tranh so với các điểm đến khác. Cao Bằng cần lấy hạt nhân là các sản phẩm du lịch gắn liền danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng để xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp; hợp tác chặt chẽ với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch quốc gia và địa phương hướng tới thị trường khách quốc tế, thu hút du khách đến với Việt Nam nói chung và Cao Bằng nói riêng.

Đại biểu phát biểu tại chương trình.

Tại chương trình, các đại biểu nghe tham luận về các sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh như: Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng - mô hình phát triển du lịch xanh, bền vững; tiềm năng và triển vọng phát triển của Khu du lịch thác Bản Giốc (Trùng Khánh); tính kết nối của Tuyến du lịch Ngườm Ngao - nhánh Bản Thuôn (Trùng Khánh); thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch về nguồn ở Cao Bằng;… đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất hữu ích, để du lịch Cao Bằng có thể bứt phá, khẳng định vị thế trong tương lai.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh phát biểu tại chương trình.

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh khẳng định: Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng để tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có ngành du lịch. Việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng khó khăn, nhất là trước “tác động kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài, cùng hạn chế, thách thức bên trong, trong thời gian tới, tỉnh Cao Bằng sẽ cải thiện mạnh mẽ và thực chất hơn nữa về môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi, an toàn và luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ.

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang