Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tọa đàm khoa học “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch trên địa bàn huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng”

Mới đây, đoàn công tác của Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Tiến sĩ Bùi Thị Bích Lan, Phó Viện trưởng Viện Dân tộc học làm trưởng đoàn có buổi tọa đàm khoa học với lãnh đạo UBND huyện Quảng Hòa về “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch trên địa bàn huyện”.

 

Các đại biểu dự tọa đàm khoa học “Bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch trên địa bàn huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 28 cơ sở lưu trú du lịch đã được thẩm định, xếp hạng với 500 phòng nghỉ đảm bảo tiêu chuẩn đón khách. Huyện đã lập Đề án phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 xác địch 20 điểm du lịch trọng điểm để đầu tư. Trên địa bàn huyện có làng nghề rèn, làng nghề làm hương Phia Thắp, làng nghề làm giấy bản Quốc Dân đều của xã Phúc Sen và làng nghề đường phên Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận. Huyện có 3 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành; Nghề rèn dao xã Phúc Sen; Lễ hội tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên. Bên cạnh đó, huyện còn có nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn tại xã Bế Văn Đàn là địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng, thu hút khách du lịch tham quan. Huyện đã triển khai đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác một số điểm du lịch cộng đồng, khu vui chơi, giải trí. Hiện còn có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn chưa được khai thác.

Đoàn công tác Viện Dân tộc học đã trao đổi một số kinh nghiệm trong việc đầu tư, bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch trên địa bàn huyện. Đa số các đại biểu nhận định Quảng Hòa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên, trong thời gian tới, huyện Quảng Hòa cần phát triển thêm cơ sở hạ tầng; đầu tư nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách; phát triển du lịch phải có quy hoạch tổng thể, có chiến lược lâu dài, liên kết du lịch theo tuyến giữa huyện và các vùng khác; có các sản phẩm du lịch phù hợp với xu thế du lịch trải nghiệm; định hướng sản phẩm du lịch đặc trưng; trong đó nhấn mạnh việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo cần lưu giữ bản sắc riêng của dân tộc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan sạch đẹp, qua đó thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Nguồn caobangtv.vn

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang