Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1460/KH-UBND ngày 7/6/2022 về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 7/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số (CĐS) tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trạm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khám, chữa bệnh.

Với mục tiêu xác định các nhiệm vụ CĐS trọng tâm làm cơ sở đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và sự hài lòng của người dân; thực hiện CĐS đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Cao Bằng thuộc nhóm phát triển khá về CĐS.

Phân đấu cơ bản đến năm 2025, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.

Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; trên 95% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 85% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 65% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được thực hiện trực tuyến và liên thông hệ thống kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

Tối thiểu 60% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh. Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đến 100% UBND cấp xã; 100% UBND cấp xã được triển khai hệ thống hội nghị truyền hình.

Xây dựng đô thị thông minh, hình thành nền tảng đô thị thông minh của tỉnh; ứng dụng hiệu quả Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển kinh tế số, thu hẹp khoảng cách số.

Mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành lộ trình CĐS và hình thành chính quyền số với hệ thống dịch vụ số đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; kinh tế số đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xã hội số tiếp tục phát triển, đông đảo người dân được hưởng lợi ích từ công nghệ số.

Nhiệm vụ và giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức CĐS. Xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình CĐS; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ CĐS. Xây dựng ứng dụng, phát triển hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng phục vụ CĐS. Xây dựng, phát triển CĐS, kinh tế số và xã hội số. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.

Tập trung CĐS một số lĩnh vực ưu tiên như: y tế, giáo dục, nông nghiệp giao thông vận tải và logistics, tài nguyên và môi trường, du lịch.

Sở Thông tin và Truyền thông là đầu mối hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện, tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch; tổng hợp tình hình, kịp thời đề xuất, giải quyết những vướng mắc, phát sinh. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu bố trí nguồn vốn đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch; quản lý sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, mua sắm.

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, Thành phố cập nhật các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách thông qua điều chỉnh Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS giai đoạn 2021 - 2025 của đơn vị; cụ thể hóa bằng các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS hằng năm...

Nguồn Báo Cao Bằng

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang